BÀI 11: SÓNG ĐIỆN TỪ

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ SÓNG ĐIỆN TỪ
I. SÓNG ĐIỆN TỪ

  1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  2. Sóng điện từ là sóng ngang.
  3. Sóng điện từ khi truyền trong chân không có giá trị bằng c = 3.108 m/s ( bằng tốc độ truyền ánh sáng trong chân không, cơ sở để khẳng định ánh sáng là sóng điện từ).
  4. Thang sóng điện từ

Loại bức xạ Phạm vi bước sóng Phạm vi tần số
Sóng vô tuyến 1 mm đến 100 km
Sóng vi ba 1 mm đến 1 m
Tia hồng ngoại 0,76 μm  đến 1 mm
Ánh sáng nhìn thấy 0,38 μm đến 0,76 μm
Tia tử ngoại 10 nm đến 400 nm
Tia X 30 pm đến 3 nm
Tia ga ma
  1. Các loại sóng điện từ có tần số (hoặc bước sóng) khác nhau thì khác nhau về tính chất và công dụng (không có sự phân chia rõ ràng giữa các dải trong phổ của sóng điện từ).
    II. CÁC LOẠI TIA
    1. Ánh sáng nhìn thấy.
    a) Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng từ (màu tím) trải dài liên tục đến (màu đỏ)
    b) Nguồn phát: Mặt trời, đèn…
    c) Đặc điểm tính chất: Quang phổ của ánh sáng nhìn thấy là một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
    d) Ứng dụng:
    2. Tia hồng ngoại – IR.
    a) Định nghĩa: Tia hồng ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy được có bước sóng từ đến 1 mm;
    b) Nguồn phát:
    – Mọi vật có nhiệt độ > 0K (-273,15 0C); đèn đi ốt hồng ngoại;…
    – Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường thì phát tia hồng ngoại vào môi trường;
    c) Đặc điểm tính chất:
    – Tuân theo các định luật về ánh sáng (truyền thẳng; phản xạ, khúc xạ) và gây ra các hiện tượng: giao thoa, nhiễu xạ…;
    – Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt;
    – Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần;
    – Ít bị tán xạ;
    – Gây ra phản ứng quang hóa;
    d) Ứng dụng:
    – Sấy khô, sưởi ấm;
    – Trong thiết bị điều khiển từ xa (remote..)
    – Thiết bị báo động;
    – Quay phim, chụp ảnh hồng ngoại (trong đêm tối);
    3. Tia tử ngoại – UV.
    a) Định nghĩa: Tia tử ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy được có bước sóng từ 10 nm đến
    b) Nguồn phát: Các vật có nhiệt độ trên 2000 0C; Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là nguồn phát tử ngoại mạnh.
    c) Đặc điểm tính chất:
    – Nhiệt độ của vật càng cao thì bước sóng tử ngoại phát ra càng nhỏ ( tần số sóng càng lớn);
    – Tác dụng lên phim ảnh (tấm phim để chụp ảnh);
    – Kích thích sự phát quang của nhiều chất;
    – ion hóa không khí;
    – Tác dụng sinh học;
    – Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh;
    d) Ứng dụng:
    – Tiệt trùng, diệt khuẩn, khử trùng dụng cụ y tế (dựa vào tác dụng sinh học)
    – Tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại (dựa vào tác dụng phát quang);
    4. Sóng vô tuyến.
    a) Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng từ 1 mm đến 100 km.
    b) Nguồn phát: Các an ten phát sóng
    c) Đặc điểm tính chất:
    – Sóng VHF, có bước sóng rất ngắn từ 1 m đến 10 m và sóng UHF, có bước sóng cực ngắn, từ 10 cm đến 1 m có thể truyền thẳng đến máy thu, không bị phản xạ ở tầng điện li;
    – Sóng vi ba, có bước sóng khoảng vài cm
    d) Ứng dụng:
    Dùng trong thông tin liên lạc
    + Sóng VHF và UHF được dùng cho các đài phát thanh và truyền hình địa phương;
    + Sóng vi ba sử dụng trong viễn thông quốc tế và chuyển tiếp truyền hình vệ tinh cho mạng di động;
    5. Tia X.
    a) Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng từ 30 pm đến 3 nm (bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại);
    b) Nguồn phát:
    Nguyên tắc tạo tia X: Cho chùm electron chuyển động với tốc độ cao (động năng lớn) đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn khó nóng chảy;
    – Ống tạo tia X;
    c) Đặc điểm tính chất:
    – Khả năng đâm xuyên mạnh;
    d) Ứng dụng:
    – Trong y tế: Chụp X quang;
    – Trong công nghiệp: Tìm các vết nứt trong lòng các sản phẩm đúc;
    – Trong giao thông: Kiểm tra hành lí, an ninh khi khách đi máy bay…
    6. Tia gama.
    a) Định nghĩa:
    Là sóng điện từ có bước sóng từ 10-5 nm đến 0,1 nm.
    b) Nguồn phát:
    – Từ các phản ứng hạt nhân
    c) Đặc điểm tính chất:
    – Khả năng đâm xuyên mạnh hơn cả tia X
    d) Ứng dụng:
    – Trong y học: phẫu thuật, điều trị các bệnh liên quan đến khối u, dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não
    – Trong công nghiệp: Tìm các khuyết tật trong lòng các sản phẩm đúc với độ chính xác cao.

 

 

Was this helpful?

2 / 0

Để lại một bình luận 0

Your email address will not be published. Required fields are marked *