Vì sao Diều có thể bay lên được?

Vào mùa hè, nếu là trẻ em ở thành phố sẽ thường tập trung ở Quảng trường, còn trẻ em ở nông thông sẽ ra triền đê hoặc cánh đồng để thả Diều. Nhưng, tại sao Diều bay lên được? …Và rõ ràng phải có gió thì Diều mới bay. Thậm chí trong cuộc sống hằng ngày người ta còn dùng câu thành ngữ “Lên như Diều gặp gió” để chỉ những người thành công nhanh chóng, phất lên nhanh chóng. Chúng ta cùng tìm hiểu điều này nhé.

Nếu bạn chú ý quan sát thì sẽ phát hiện, diều bao giờ cũng đón gió mà bay, và “thân mình” của diều bao giờ cũng nghiêng xuống. Đó là điều mấu chốt làm cho diều có thể bay lên trời cao. Trước hết, diều bao giờ cũng hứng gió mà bay. Gió thổi lên diều sẽ sinh ra một áp suất đối với diều, và áp suất đó thẳng góc với mặt diều. Do mặt diều nghiêng xuống dưới, nên gió thổi tới có áp suất nghiêng lên trên đối với nó. Trọng lượng của diều rất nhẹ, áp suất hướng lên trên của không khí đủ để đưa diều lên trời xanh. Khi gió rất nhỏ, người thả diều thường kéo dây diều chạy nhanh đón gió, hoặc đứng tại chỗ không ngừng giật giật dây diều, lợi dụng sự ghì dây để điều chỉnh độ góc nghiêng xuống dưới của mặt diều. Đó đều nhằm tham gia áp suất hướng lên trên của không khí đối với diều, làm cho diều bay càng cao.

Diều có cái lớn, cái bé, hình dạng cũng đủ kiểu đủ loại. Bên dưới của nó thường còn đính thêm một ít tua hoặc bông giấy làm thành cái đuôi. Nhìn từ góc độ vật lí học, đó là để làm cho trọng tâm của diều chuyển xuống dưới, có thể nâng cao độ thăng bằng của diều, làm cho nó bay càng ổn định thêm.

Was this helpful?

0 / 0

Để lại một bình luận 0

Your email address will not be published. Required fields are marked *