GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 10 SÁCH KNTT: BÀI 2. CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH VẬT LÍ

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI 2 – CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH VẬT LÍ

Câu 1. Quan sát hai thiết bị chuyển đổi điện áp và thảo luận

  1. Chức năng của hai thiết bị là biến đổi điện áp.

– Giống nhau: Đều là thiết bị chuyển đổi điện áp.

– Khác nhau:

+ Thiết bị a thay đổi được điện áp ra từ 3 – 24V cả điện áp 1 chiều DC và điện áp xoay chiều AC.

+ Thiết bị b chỉ thay đổi điện áp xoay chiều từ 220V) 12V.

  1. Bộ chuyển đổi điện áp hình 21.6 sử dụng điện áp xoay chiều vào từ 220V

đến 240V.

  1. Các điện áp đầu ra: – Có thể cho điện áp đầu ra AC và DC từ 3V đến 24V.

– Chỉ cho điện áp ra là 12V AC.

  1. Nguy cơ gây mất an toàn:

– Các chỗ dây điện hở nếu tiếp xúc sẽ bị điện giật.

– Nếu bị chập điện gây đoản mạch, cháy nổ, hỏng thiết bị.

Câu 2.  Quan sát các thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở Hình 2.2 ta thấy đa số là thủy tinh nên rất dễ vỡ, nứt, hỏng, còn đèn cồn dễ gây cháy, gây bỏng. Vì thế khi sử dụng chúng cần cẩn thận, nhẹ nhàng để không bị vỡ, chú ý tránh gây hỏa hoạn và bỏng.

Câu 3. Kể các nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng trong phòng thí nghiệm vật lí như:

– Bị điện giật khi rút, cắm, nối các dây điện, phích cắm điện, công tắc. .

– Tia laser, chùm sáng mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt.

– Đun nước sôi, hóa chất làm thí nghiệm nhiệt có thể gây bỏng. 

Câu 4. Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 với thang đo thấp là 0,6A và 3A với

thang đo cao.

Câu 5. Nếu sử dụng ampe kế này đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì ampe kế

có nguy cơ sẽ hỏng, ngoài ra còn có thể gây ra chập điện cháy nổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *