Thuyết electron

Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

+ Các chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Các phân tử do các nguyên tử tạo thành. Mỗi nguyên tử gồm: một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron có khối lượng rất bé so với hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm và luôn chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử.

– Êlectron là hạt sơ cấp mang điện tích âm, $-\text{ }e=-{{1,6.10}^{-19}}$ (C) và khối lượng ${{m}_{e}}={{9,1.10}^{-31}}$ kg.

– Proton có điện tích là $+e=+{{1,6.10}^{-19}}\left( C \right)$ và khối lượng ${{m}_{p}}={{1,67.10}^{-27}}$ kg.

– Notron không mang điện và có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

– Điện tích của êlectron và của proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được, nên ta gọi êlectron và proton là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

Thuyết êlectron

Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật được gọi là thuyết êlectron.

+ Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để đi từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử mất êlectron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *