TÍNH SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO. GHI KẾT QUẢ ĐO

  1. Đo trực tiếp một đại lượng vật lí A bằng dụng cụ đo (ví dụ đo chiều dài của cây bút bằng cái thước). Khi đó kết quả của phép đo kết quả của phép đo được đọc trực tiếp từ dụng cụ đo.

2. Đo gián tiếp một đại lượng vật lí A không trực tiếp bằng dụng cụ đo mà phải thông qua các công thức liên hệ thì được gọi là phép đo gián tiếp. (ví dụ đo tốc độ chuyển động trung bình của xe, phải sử dụng công thức \(v=\frac{S}{t}\)).

3. Sai số của phép đo

Sai số hệ thống Sai số ngẫu nhiên
Định nghĩa Những sai lệch kết quả đo mà do chính dụng cụ đo gây ra thì được gọi là sai số dụng cụ đo (còn gọi là sai số hệ thống).

 

Khi lặp lặi các phép đo, ta nhận được các giá trị khác nhau, sự sai lệch này không có nguyên nhân rõ ràng gọi là sai số ngẫu nhiên
Nguyên nhân – Khách quan: do dụng cụ đo;

– Chủ quan: do người đo

– Thao tác đo không chuẩn;

– Điều kiện làm thí nghiệm không ổn định;

– Hạn chế về giác quan của người tiến hành thí nghiệm;

Khắc phục Sử dụng dụng cu đo đạt chuẩn.

Lấy ½ độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. Ví dụ thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm thì lấy sai số dụng cụ là 0,5mm (\({{\Delta }_{dc}}=0,5mm\))

-Học cách sử dụng dụng cụ cho đúng chuẩn;

– Bố trí nơi làm thí nghiệm ổn định, đặt chuẩn;

– Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số

  1. Cách xác định sai số của phép đo trực tiếp

Thực hiện đo trực tiếp một đại lượng vật lí A n lần, ta có được bảng số liệu sau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vậy nhớ:  Sai số tuyệt đối của phép đo (trực tiếp) bằng tổng sai số tuyệt đối trung bình \(\overline{\Delta A}\) cộng sai số do dụng cụ đo gây ra \({{\Delta }_{dc}}\)

Sai số tỉ đối của phép đo (trực tiếp) là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối \(\Delta A\)và giá trị trung bình \(\bar{A}\) của đại lượng đo. Cho phép biết mức độ chính xác của phép đo. \(\delta A=\frac{\Delta A}{{\bar{A}}}.100%\)

  1. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp

Sử dụng quy tắc sau

Đối với sai số tuyệt đối của một TỔNG hay HIỆU thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng Đối với sai số tỉ đối của một TICH hay THƯƠNG thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số
 

A = B +C hay A = B – C

Thì

\(\Delta A=\Delta B+\Delta C\)

 

A = B.C hay A = B/C

Thì

\(\delta A=\delta B+\delta C\)

  1. Cách ghi kết quả đo

Kết quả đo đại lượng vật lí A được ghi như sau

\(\left( \bar{A}-\Delta A \right)\le A\le \left( \bar{A}+\Delta A \right)\) hoặc \(A=\bar{A}\pm \Delta A\)

Chú ý: Giá trị \(\bar{A}\)được viết đến phần thập phân tương ứng với \(\Delta A\);

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *